Trang chủ Liên hệ

Phong cách thiết kế Tân cổ điển (Neo Classic)

VŨ THỊ THU HUYỀN 06/04/2024

Phong cách tân cổ điển là một trong những phong cách được yêu thích hiện nay bởi nét độc đáo trong thiết kế cũng như mang vẻ sang trọng, đẳng cấp cho không gian sống. Hôm nay, Mạnh Việt sẽ giới thiệu đến bạn đặc trưng cơ bản cũng như một số gợi ý nội thất cho phong cách này nhé!

1. Phong cách thiết kế Tân cổ điển (Neo Classic) là gì?

Phong cách Neo Classical hay còn được gọi là thiết kế Tân cổ điển.  Neo-classical lấy ý nghĩa từ tiếng Hy Lạp: nèos (new: mới) và klasikόs (of the highest rank: thuộc về bậc tối cao). Phong cách tân cổ điển (NeoClassical Style) là một phong cách được “cách tân” từ phong cách cổ điển (Classical Style); tân ở đây mang hàm ý thay đổi, đổi mới, lược bỏ đi những chi tiết rườm rà  đường nét đơn giản trong hoa văn, họa tiết.mang đến một không gian thời thượng. Phong cách này trải dài ở châu Âu và mang một chút đặc trưng riêng của từng quốc gia: Pháp, Anh, Ý…

2. Lịch sử hình thành phong cách thiết kế Tân Cổ Điển:

Phong trào Tân cổ điển chính trùng hợp với Thời đại Khai sáng ở thế kỷ 18, và tiếp tục sang đầu thế kỷ 19, cạnh tranh ngang ngửa với Chủ nghĩa Lãng mạn. Trong kiến trúc, phong cách này tiếp tục trong suốt thế kỷ 19, 20 và cho đến thế kỷ 21.



Di tích thành phố cổ Herculaneum và Pompeii: Khi miệng núi lửa Vesuvius phun trào vào tháng 8 năm 79 trước Công nguyên, nó đã phá hủy và chôn vùi hai thành phố Herculaneum và Pompeii của đế chế La Mã. Neoclassical là phong cách thiết kế được các chuyên gia nghiên cứu, sao chép và tái sử dụng, và phát triển sau nhiều lần đến khu vực khảo cổ thành phố Herculaneum (1738) và đặc biệt là thành phố Pompeii (1748).
 


 

Kiến trúc tân cổ điển dựa trên các nguyên tắc đơn giản và đối xứng, vốn được coi là đặc tính của nghệ thuật La Mã và Hy Lạp cổ đại , và được rút ra ngay từ Chủ nghĩa Cổ điển Phục hưng thế kỷ 16 . Mỗi chủ nghĩa cổ điển "tân" chọn một số mô hình trong số các mô hình kinh điển có thể có sẵn cho nó, và bỏ qua những mô hình khác.

3. Đặc điểm nổi bật của phong cách thiết kế Tân Cổ điển:

Mỗi phong cách thiết kế đều có các đặc trưng cơ bản. Với Phong cách thiết kế Tân cổ điển (Neo Classic) thường có các đặc trưng cơ bản sau:


 

a. Hình dáng đặc trưng phong cách Neo Classic:
Phong cách này ưa chuộng sự đối xứng và cân bằng. Nội thất tân cổ điển là một quá trình chuyển đổi thiết kế, các họa tiết trang trí rườm rà của phong cách cổ điển được loại bỏ, và cách tân để trở nên tối giản, phù hợp với thời đại hơn.

Neo Classic thường hay sử dụng các hình dạng:
 – Đường nét thẳng và góc vuông
 – Bố cục thiết kế hợp lý, logic.
 – Không có các kiểu dáng đường cong như chân kiểu cabriole.
 – Kiểu chân tạo các rãnh.
 – Sử dụng biểu tượng lá cây nguyệt quế (Laurel Leaf)
 – Mô phỏng kiến trúc và nội thất kiểu La Mã và Hy Lạp cổ đại.


 

b. Hoa văn / Họa tiết
 Hoa văn, hoạ tiết của phong cách Tân cổ điển là sự giao thoa hài hòa cổ điển và hiện đại. Phong cách tân cổ điển ưa chuộng những hình vẽ cầu kỳ, bắt mắt để trang trí . Trong kiến trúc, chúng ta thường bắt gặp "hơi thở" của phong cacg1 này ở các chi tiết như  vòm cửa, cột tường, những đường chỉ phào hay trần nhà. Trong nội thất, Neo Classic thường được sử dụng cho các thiết kế giường, tủ, ghế sofa hay cả rèm cửa. Các đường nét, chi tiết đều được chăm chút tỉ mỉ dù cho nó được sử dụng trong mục đích gì.


 

So với phong cách cổ điển, trang trí nội thất tân cổ điển ưu tiên sự tối giản. Vẻ đẹp của phong cách này thường toát lên trong từng chi tiết nội thất. Mỗi chi tiết trong không gian đều thể hiện được sự tinh tế, gợi cảm đó có thể là những nét uốn lượn trên tay vịn, ghế tựa hay đèn chùm…. Khi đặt cạnh nhau, chi tiết kết hợp với nhau tạo nên một không gian hài hòa đến mê hoặc.


 c. Màu sắc chủ đạo của phong cách thiết kế Tân cổ điển:
Như đã đề cập ở trên, màu sắc của phong cách thiết kế này tập trung làm nổi bật không gian nhà sang trọng, độc đáo. Do đó, sự kết hợp các màu sắc đặc trung và linh động thay đổi màu chủ đạo với màu nền. Màu sắc chủ đạo của Neo Classic chủ yếu là trắng, kem, vàng kem hoặc có thể kết hợp với các màu sắc sang trọng, quyền quý như màu đen, xám, xanh rêu, đỏ booc- đô…


 d. Chất liệu sử dụng trong phong cách Neo Classic:
Đồ nội thất theo phong cách tân cổ điển thường sử dụng các chất liệu cao cấp nhất thể hiện đẳng cấp và quý phái của gia chủ. Các chất liệu thường được ưa chuộng trong phong cách này là: đá hoa cương, gỗ tự nhiên hay chất liệu da.


Các chất liệu cao cấp này cũng được gia công một cách cầu kỳ để mang lại vẻ ngoài sáng bóng, thể hiện đẳng cấp của chủ nhân. Đặc điểm nổi bật nhất để minh chứng điều này chính là trong phòng khách tân cổ điển luôn có sự xuất hiện của những bộ ghế sofa bọc nệm da sáng bóng cùng tay vịn được chế tác tinh xảo.
 

Phù điêu hoặc các tấm gỗ trên tường và trần nhà tái tạo các họa tiết theo trường phái Cổ điển. Đồ đạc có xu hướng được trang trí bằng hoa lèo và đồng hoặc đồng thau khảm (đôi khi mạ vàng)


 e. Ánh sáng:
 Ánh sáng vàng là yếu tố quan trọng tạo nên nét đặc trưng cho phong cách thiết kế Tân cổ điển.
h. Phụ kiện trang trí
 Các họa tiết trên chăn và rèm cửa in hình hoa cỏ tạo nên đặc trưng của phong cách bán cổ điển. Kết hợp nhiều phụ kiện trang trí: gối có viền, chân nến, bình chậu trang trí, đèn chùm, đèn tường, đèn bàn và đèn để sàn…
 i. Không gian
 Một không gian mang nét Tân cổ điển không phải tập trung vào sự xa hoa, hào nhoáng mà được chú ý bởi những đường nét cơ bản của sự sang trọng theo cách riêng.


Việc phân chia các ô, các mảng tường theo “tỷ lệ vàng” được đề cao trong nội thất tân cổ điển. Sự thành công về nghệ thuật thiết kế nội thất của phong cách này đến từ việc phân chia bố cục. Khi phân chia theo “tỷ lệ vàng” không gian nội thất sẽ có được sự hài hòa, tinh tế.
 Tuy nhiên phong trào tân cổ điển không bắt buộc phải tuân theo luật lệ khắc khe trong thiết kế, nó thể hiện một sự chối bỏ và phản ứng lại nghệ thuật cổ điển Baroque và Rococo

4. Một số nhà thiết kế nổi bật của phong cách thiết kế Tân Cổ điển:
Ông Marquis de Marigny (anh trai của quí bà Pompadour) đã cùng với kiến trúc sư Jacques Germain Soufflot, nhà điêu khắc Charles Nicolas Cochin, và Abbé Le Blanc. Năm 1748, họ đã rời Pháp đi đến phía Bắc nước Ý và La Mã, cũng ghé đến hai thành phố cổ Pompeii và Paesum vừa được phát hiện.

Sau khi trở về Pháp, ông Cochin đã viết một bài trên tạp chí Le Mercur chỉ trích phong trào Rococo và mở lối cho phong cách Neoclassical. Kiến trúc sư Jacques Germain Soufflot, ngưởi dẫn dắt phong cách kiến trúc Neoclassical, đã ghi dấu ấn của mình khi thiết kế Điện Pantheon tại Paris.
 Để tìm hiểu rõ hơn cũng như tham khảo chi tiết về các gợi ý của phong cách thiết kế đương đại. Bạn có thể tìm đến một số nhà thiết kế tiêu biểu cho phong cách này như:  phong cách Tân cổ điển
 - Jacques Germain Soufflot
 - William Chambers
 - James Stuart
 - Thomas Sheraton

Nếu bạn yêu thích "những đường  nét" nhưng vẫn sang trọng trong không gian thì phong cách thiết kế nội thất Tân cổ điển (Neo Claasic) sẽ là lựa chọn dành riêng cho bạn. Để hiểu rõ hơn về nội thất trong phong cách này, bạn có thể ghé thăm showroom của Mạnh Việt để tham khảo chi tiết nhé!

 

Bài viết liên quan